Banner top Banner top

MOT NU CUOI MIM, MOT NGHIEP VAN XUOI

Tình trạng: Hết hàng   |   Mã SKU: Đang cập nhật
220.000₫
Liên hệ
  • Giao hàng toàn quốc
    Giao hàng toàn quốc
  • Tích điểm tất cả sản phẩm
    Tích điểm tất cả sản phẩm
  • Giảm 5% khi thanh toán online
    Giảm 5% khi thanh toán online
  • Cam kết chính hãng
    Cam kết chính hãng

Mô tả sản phẩm

Mã hàng 9786043298611 Tên Nhà Cung Cấp Phụ Nữ Tác giả Nhiều Tác Giả NXB NXB Phụ nữ Việt Nam Năm XB 2021 Trọng lượng (gr) 550 Kích Thước Bao Bì 23.5 x 15.5 cm Số trang 544 Hình thức Bìa Mềm Cuốn sách là một tuyển chọn dày dặn các bài viết hay về đời văn Nguyễn Xuân Khánh, một nhà văn lớn của văn học hiện đại Việt Nam vừa tạ thế giữa năm 2021. Đọc cuốn sách này, bạn đọc có thể thấy được toàn bộ thông tin về con người và sự nghiệp của ông, một cuộc đời đầy những thăng trầm và một sự nghiệp đồ sộ tuy đầy chông gai. Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn Hà Nội, sinh ra, lớn lên và gắn bó với Hà Nội cả cuộc đời. Ông sống cùng lịch sử Hà Nội từ những năm chống Pháp đến đương đại, và có thể nói ông là một trong những trí thức Hà Nội có cuộc đời và sự nghiệp hiếm có. Ông là bạn thân của những tên tuổi lớn trong văn đàn Việt thế kỷ XX, như Phạm Toàn, Dương Tường, Trần Dần,… Ông đã vẽ chân dung họ từ những câu chuyện rút ruột mà ra trong tập hồi ký chưa từng công bố Tiếng người trong văn (Nhà xuất bản Phụ nữ VN ấn hành cùng tập sách này); và ở đây, chân dung ông được vẽ nên bởi những bạn bè hiểu ông hơn ai hết. Phần đầu của sách, qua những bài viết của Châu Diên, Dương Tường, Trịnh Y Thư, Hồ Anh Thái,… người đọc có thể hình dung rất rõ tâm thế và nhân cách nhà văn của ông, đồng thời hiểu biết thêm nhiều phần về sinh hoạt tư tưởng – văn nghệ một thời. Phần sau là những bài nghiên cứu của các cây bút lý luận văn học hàng đầu hiện nay về các tác phẩm văn chương của ông, những cuốn tiểu thuyết đồ sộ đã được đón nhận nhiệt liệt từ cả giới chuyên môn và đông đảo bạn đọc suốt mấy chục năm qua, với các giải thưởng văn chương danh giá nhất nước. Tập sách này sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về cố nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, và tìm đọc lại những tác phẩm của ông, để suy ngẫm thêm về bản ngã, về văn hóa dân tộc Việt. “Nguyễn Xuân Khánh là hiện thân cho tình yêu, lòng kiên trì và sự gắn bó sâu nặng với văn chương chữ nghĩa. Sáng tác của ông là biểu kiến phẩm cách trí thức và chiều sâu văn hóa của một tài năng vươn lên trong bão táp thời cuộc bằng sức sống truyện kể, cái sức mạnh mà vì đó nó đem lại cho ông lý do để sống và nhờ được sống nên trở thành lý do để viết.” (Đoàn Ánh Dương) Mục lục: (Đính kèm file Pdf) Các đoạn trích hay: - “Nhìn khái lược thì đời viết văn của Nguyễn Xuân Khánh gồm ba giai đoạn khá rõ rệt. Anh xuất hiện giữa làng văn vào cuối những năm 1950s nhưng đến những năm 1970s thì hầu như “tắt sóng”, nghĩa là thôi đăng tải tác phẩm trên hệ thống báo chí và xuất bản chính thống. Không chỉ bạn đọc mà thậm chí không ít người trong giới sáng tác và nghiên cứu phê bình khi đó cũng tưởng như Nguyễn Xuân Khánh đã từ bỏ hoạt động sáng tác; thực ra nhà văn này chỉ chuyển hoạt động văn học của mình sang một dạng khác: sáng tác của anh chỉ “công bố” trong nhóm hẹp (thậm chí rất hẹp), chứ không phải trên kênh đại chúng, chính thống, - cái kênh mà, sau đó chừng trên dưới 10 năm anh mới trở lại, công bố muộn (1990) một tác phẩm để bị phê phán, rồi lại công bố một tác phẩm khác ngay sau khi viết xong (2000) và lần này được hoan nghênh, - đây là động thái đánh dấu việc Nguyễn Xuân Khánh trở lại văn đàn chính thống với sự thành công được thừa nhận ngày một chắc chắn hơn, từ đó đến nay. Đời văn “ba giai đoạn” nói trên, một cách khác hơn, có thể diễn đạt như là con đường từ trung tâm chuyển ra ngoại biên, rồi lại từ ngoại biên chuyển vào trung tâm.” (Trích Mấy nét về đường văn Nguyễn Xuân Khánh – Lại Nguyên Ân) - “Khánh và tôi cùng biết hai vợ chồng ông bà hàng nước ở số nhà xx phố Bà Triệu. Ông chồng có khuôn mặt nhăn nheo như trẻ con đẻ thiếu tháng, người nhỏ bằng một phần ba bà vợ đồ sộ. Tôi đi qua đời họ như người vô tình, còn Khánh thì không! Một hôm Khánh bảo tôi: “… bà ấy thế mà hay dằn vặt ông chồng lắm, rằng tôi lấy ông phí cả một đời con gái”. Thế rồi, một đêm kia đầu những năm 1960, hai chúng tôi đi lang thang ở Đường Thanh niên, thời đó chúng tôi hay có thói quen như vậy, đến quá nửa đêm thì Khánh bảo: “Vô lý quá, mày! Kê ghế thế kia phí cả một đời con gái!” Thì ra công viên mới có những bồn hoa, và những ghế đá được chở tới bị người của Công ty Công viên đặt quay lưng ra hồ, cho tiện ngắm hoa. Khánh rủ tôi hai đứa xoay ghế quay lại phía hồ nước. Một đêm ấy chúng tôi vần đủ mười ba chiếc ghế đá, cho xoay mặt ra phía hồ. Xong việc, xoa tay hể hả: “Suýt nữa thì phí một đời con gái!” Những ngày sau, công nhân lại đặt tiếp ghế theo hướng đã có, nhìn ra hồ như ghế bây giờ mọi người đang ngồi ấy.” (Trích Mấy nét chấm phá Nguyễn Xuân Khánh – Châu Diên) - “Lão chàng” cần mẫn và ráo riết trên từng trang văn truy tìm mạch nguồn sống của dân Việt. Hiện hình sức sống đó là ở Người Nữ. Ngoài đời, “lão chàng” sống khoan thai, tự tại, ai có tiếp xúc cũng thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Bên trong, “lão chàng” quyết liệt với mình với văn chương... Từ khi “lão chàng” tái xuất giang hồ trường văn trận bút thì thành hiện tượng. Hiện tượng “năm nhất”. Nhất một, “lão chàng” là một trong số ít nhà văn Việt Nam tuổi cao vẫn viết đều, viết nhiều, càng già càng dẻo tay viết. Nhất hai, cuốn nào viết ra cũng dày, in thành sách đều ngót nghét nghìn trang. Nhất ba, “lão chàng” chỉ viết bằng tay trên giấy, nhất quyết không chơi cái anh bàn phím vi tính tinh vi. Nhất bốn, sách của “lão chàng” chỉ thủy chung in ở một nhà xuất bản (NXB Phụ nữ). Nhất năm, cuốn nào của lão ra tuy dày nhưng luôn được tái bản, và có duyên với các giải thưởng. Đấy là cái duyên định của “lão chàng”.” (Trích Lão Phật văn – Phạm Xuân Nguyên) "Thật lạ kỳ, khi ngẫm nghĩ về công việc viết văn của Nguyễn Xuân Khánh, chọn các từ khác nhau ra để so sánh, một công việc tiến hành trong không ít ngày, và rồi bao giờ cũng chỉ có thể dừng lại ở một chọn lựa, đó là từ hồn nhiên. Gì thì gì, chắc hẳn một con người làm bao nhiêu nghề cuối cùng cũng chỉ để làm một việc viết văn xuôi; vất vả bao nhiêu mà vẫn không bao giờ ngừng ngòi bút văn xuôi; từ những cảm hứng buổi thiếu niên được chui vào ổ rơm nằm chung với các cô du kích xinh đẹp cho tới những ngày anh đàn ông ấy một mình dắt xe đạp đi lững thững dưới trăng dọc tuyến lửa khu Tư... người ấy, Nguyễn Xuân Khánh ấy luôn luôn là con người của sự hồn nhiên. Hồn nhiên nhìn thấy xung quanh mình, đâu đâu cũng tiềm tàng những con người thú vị một lúc nào đó chắc là sẽ phải có một chỗ đứng trên trang viết. Chính cái sự hồn nhiên này đã khiến cho nghiệp văn xuôi Nguyễn Xuân Khánh đối với anh không còn nặng nề nữa. Đụng vào đâu cũng thấy một đề tài cho mình xử lý. Chạm vào ai cũng thấy đó là nhân vật cho mình gửi gắm một thứ gì đó tự nhiên nó phải được gửi vào.” (Trích Phạm Toàn) - “Nguyễn Xuân Khánh – Nhà văn lớn, đúng nghĩa nhất của từ này, đã rời cõi tạm, đã chính thức chia tay gia đình - người thân - bạn bè và bạn đọc để về nơi của ông, nơi ông an nghỉ vĩnh hằng, không còn vương vấn chuyện thế gian nữa. Vậy chớ nhà văn của chúng ta về đâu? Tôi tin là Bụt Adida đã phái Thị giả là sư cụ Chùa Sọ xuống trần, tiếp dẫn ông về Thế giới Cực Lạc trước khi Mẫu Thượng ngàn kịp nghênh đón ông. Đó là phần thưởng mà Bụt Adida dành cho ông. Bởi ông đã viết tác phẩm Đội gạo lên chùa. Tác phẩm này được xem như một bản tường trình trung thực nhất, về tình trạng Phật pháp tiêu điều trong thời mạt pháp, tại một nơi chốn cụ thể trong cõi Ta Bà. Điều quan trọng là ông viết với cái tâm trong sáng, yêu thương, không thù hận. Mặc dù bao nhiêu người thiện xuất gia cũng như tại gia, bị hành hạ đến tận cùng của sự đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần, nhưng không một ai nảy sinh hận thù, mà chỉ một lòng lấy ân báo oán, rộng lượng tha thứ cho kẻ gây ác, và chỉ cho họ con đường hối cải.” (Trích Người về cõi Phật người ơi – Hoàng Quốc Hải) Mã hàng 9786043298611 Tên Nhà Cung Cấp Phụ Nữ Tác giả Nhiều Tác Giả NXB NXB Phụ nữ Việt Nam Năm XB 2021 Trọng lượng (gr) 550 Kích Thước Bao Bì 23.5 x 15.5 cm Số trang 544 Hình thức Bìa Mềm Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Câu Chuyện Cuộc Đời bán chạy của tháng Cuốn sách là một tuyển chọn dày dặn các bài viết hay về đời văn Nguyễn Xuân Khánh, một nhà văn lớn của văn học hiện đại Việt Nam vừa tạ thế giữa năm 2021. Đọc cuốn sách này, bạn đọc có thể thấy được toàn bộ thông tin về con người và sự nghiệp của ông, một cuộc đời đầy những thăng trầm và một sự nghiệp đồ sộ tuy đầy chông gai. Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn Hà Nội, sinh ra, lớn lên và gắn bó với Hà Nội cả cuộc đời. Ông sống cùng lịch sử Hà Nội từ những năm chống Pháp đến đương đại, và có thể nói ông là một trong những trí thức Hà Nội có cuộc đời và sự nghiệp hiếm có. Ông là bạn thân của những tên tuổi lớn trong văn đàn Việt thế kỷ XX, như Phạm Toàn, Dương Tường, Trần Dần,… Ông đã vẽ chân dung họ từ những câu chuyện rút ruột mà ra trong tập hồi ký chưa từng công bố Tiếng người trong văn (Nhà xuất bản Phụ nữ VN ấn hành cùng tập sách này); và ở đây, chân dung ông được vẽ nên bởi những bạn bè hiểu ông hơn ai hết. Phần đầu của sách, qua những bài viết của Châu Diên, Dương Tường, Trịnh Y Thư, Hồ Anh Thái,… người đọc có thể hình dung rất rõ tâm thế và nhân cách nhà văn của ông, đồng thời hiểu biết thêm nhiều phần về sinh hoạt tư tưởng – văn nghệ một thời. Phần sau là những bài nghiên cứu của các cây bút lý luận văn học hàng đầu hiện nay về các tác phẩm văn chương của ông, những cuốn tiểu thuyết đồ sộ đã được đón nhận nhiệt liệt từ cả giới chuyên môn và đông đảo bạn đọc suốt mấy chục năm qua, với các giải thưởng văn chương danh giá nhất nước. Tập sách này sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về cố nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, và tìm đọc lại những tác phẩm của ông, để suy ngẫm thêm về bản ngã, về văn hóa dân tộc Việt. “Nguyễn Xuân Khánh là hiện thân cho tình yêu, lòng kiên trì và sự gắn bó sâu nặng với văn chương chữ nghĩa. Sáng tác của ông là biểu kiến phẩm cách trí thức và chiều sâu văn hóa của một tài năng vươn lên trong bão táp thời cuộc bằng sức sống truyện kể, cái sức mạnh mà vì đó nó đem lại cho ông lý do để sống và nhờ được sống nên trở thành lý do để viết.” (Đoàn Ánh Dương) Mục lục: (Đính kèm file Pdf) Các đoạn trích hay: - “Nhìn khái lược thì đời viết văn của Nguyễn Xuân Khánh gồm ba giai đoạn khá rõ rệt. Anh xuất hiện giữa làng văn vào cuối những năm 1950s nhưng đến những năm 1970s thì hầu như “tắt sóng”, nghĩa là thôi đăng tải tác phẩm trên hệ thống báo chí và xuất bản chính thống. Không chỉ bạn đọc mà thậm chí không ít người trong giới sáng tác và nghiên cứu phê bình khi đó cũng tưởng như Nguyễn Xuân Khánh đã từ bỏ hoạt động sáng tác; thực ra nhà văn này chỉ chuyển hoạt động văn học của mình sang một dạng khác: sáng tác của anh chỉ “công bố” trong nhóm hẹp (thậm chí rất hẹp), chứ không phải trên kênh đại chúng, chính thống, - cái kênh mà, sau đó chừng trên dưới 10 năm anh mới trở lại, công bố muộn (1990) một tác phẩm để bị phê phán, rồi lại công bố một tác phẩm khác ngay sau khi viết xong (2000) và lần này được hoan nghênh, - đây là động thái đánh dấu việc Nguyễn Xuân Khánh trở lại văn đàn chính thống với sự thành công được thừa nhận ngày một chắc chắn hơn, từ đó đến nay. Đời văn “ba giai đoạn” nói trên, một cách khác hơn, có thể diễn đạt như là con đường từ trung tâm chuyển ra ngoại biên, rồi lại từ ngoại biên chuyển vào trung tâm.” (Trích Mấy nét về đường văn Nguyễn Xuân Khánh – Lại Nguyên Ân) - “Khánh và tôi cùng biết hai vợ chồng ông bà hàng nước ở số nhà xx phố Bà Triệu. Ông chồng có khuôn mặt nhăn nheo như trẻ con đẻ thiếu tháng, người nhỏ bằng một phần ba bà vợ đồ sộ. Tôi đi qua đời họ như người vô tình, còn Khánh thì không! Một hôm Khánh bảo tôi: “… bà ấy thế mà hay dằn vặt ông chồng lắm, rằng tôi lấy ông phí cả một đời con gái”. Thế rồi, một đêm kia đầu những năm 1960, hai chúng tôi đi lang thang ở Đường Thanh niên, thời đó chúng tôi hay có thói quen như vậy, đến quá nửa đêm thì Khánh bảo: “Vô lý quá, mày! Kê ghế thế kia phí cả một đời con gái!” Thì ra công viên mới có những bồn hoa, và những ghế đá được chở tới bị người của Công ty Công viên đặt quay lưng ra hồ, cho tiện ngắm hoa. Khánh rủ tôi hai đứa xoay ghế quay lại phía hồ nước. Một đêm ấy chúng tôi vần đủ mười ba chiếc ghế đá, cho xoay mặt ra phía hồ. Xong việc, xoa tay hể hả: “Suýt nữa thì phí một đời con gái!” Những ngày sau, công nhân lại đặt tiếp ghế theo hướng đã có, nhìn ra hồ như ghế bây giờ mọi người đang ngồi ấy.” (Trích Mấy nét chấm phá Nguyễn Xuân Khánh – Châu Diên) - “Lão chàng” cần mẫn và ráo riết trên từng trang văn truy tìm mạch nguồn sống của dân Việt. Hiện hình sức sống đó là ở Người Nữ. Ngoài đời, “lão chàng” sống khoan thai, tự tại, ai có tiếp xúc cũng thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Bên trong, “lão chàng” quyết liệt với mình với văn chương... Từ khi “lão chàng” tái xuất giang hồ trường văn trận bút thì thành hiện tượng. Hiện tượng “năm nhất”. Nhất một, “lão chàng” là một trong số ít nhà văn Việt Nam tuổi cao vẫn viết đều, viết nhiều, càng già càng dẻo tay viết. Nhất hai, cuốn nào viết ra cũng dày, in thành sách đều ngót nghét nghìn trang. Nhất ba, “lão chàng” chỉ viết bằng tay trên giấy, nhất quyết không chơi cái anh bàn phím vi tính tinh vi. Nhất bốn, sách của “lão chàng” chỉ thủy chung in ở một nhà xuất bản (NXB Phụ nữ). Nhất năm, cuốn nào của lão ra tuy dày nhưng luôn được tái bản, và có duyên với các giải thưởng. Đấy là cái duyên định của “lão chàng”.” (Trích Lão Phật văn – Phạm Xuân Nguyên) "Thật lạ kỳ, khi ngẫm nghĩ về công việc viết văn của Nguyễn Xuân Khánh, chọn các từ khác nhau ra để so sánh, một công việc tiến hành trong không ít ngày, và rồi bao giờ cũng chỉ có thể dừng lại ở một chọn lựa, đó là từ hồn nhiên. Gì thì gì, chắc hẳn một con người làm bao nhiêu nghề cuối cùng cũng chỉ để làm một việc viết văn xuôi; vất vả bao nhiêu mà vẫn không bao giờ ngừng ngòi bút văn xuôi; từ những cảm hứng buổi thiếu niên được chui vào ổ rơm nằm chung với các cô du kích xinh đẹp cho tới những ngày anh đàn ông ấy một mình dắt xe đạp đi lững thững dưới trăng dọc tuyến lửa khu Tư... người ấy, Nguyễn Xuân Khánh ấy luôn luôn là con người của sự hồn nhiên. Hồn nhiên nhìn thấy xung quanh mình, đâu đâu cũng tiềm tàng những con người thú vị một lúc nào đó chắc là sẽ phải có một chỗ đứng trên trang viết. Chính cái sự hồn nhiên này đã khiến cho nghiệp văn xuôi Nguyễn Xuân Khánh đối với anh không còn nặng nề nữa. Đụng vào đâu cũng thấy một đề tài cho mình xử lý. Chạm vào ai cũng thấy đó là nhân vật cho mình gửi gắm một thứ gì đó tự nhiên nó phải được gửi vào.” (Trích Phạm Toàn) - “Nguyễn Xuân Khánh – Nhà văn lớn, đúng nghĩa nhất của từ này, đã rời cõi tạm, đã chính thức chia tay gia đình - người thân - bạn bè và bạn đọc để về nơi của ông, nơi ông an nghỉ vĩnh hằng, không còn vương vấn chuyện thế gian nữa. Vậy chớ nhà văn của chúng ta về đâu? Tôi tin là Bụt Adida đã phái Thị giả là sư cụ Chùa Sọ xuống trần, tiếp dẫn ông về Thế giới Cực Lạc trước khi Mẫu Thượng ngàn kịp nghênh đón ông. Đó là phần thưởng mà Bụt Adida dành cho ông. Bởi ông đã viết tác phẩm Đội gạo lên chùa. Tác phẩm này được xem như một bản tường trình trung thực nhất, về tình trạng Phật pháp tiêu điều trong thời mạt pháp, tại một nơi chốn cụ thể trong cõi Ta Bà. Điều quan trọng là ông viết với cái tâm trong sáng, yêu thương, không thù hận. Mặc dù bao nhiêu người thiện xuất gia cũng như tại gia, bị hành hạ đến tận cùng của sự đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần, nhưng không một ai nảy sinh hận thù, mà chỉ một lòng lấy ân báo oán, rộng lượng tha thứ cho kẻ gây ác, và chỉ cho họ con đường hối cải.” (Trích Người về cõi Phật người ơi – Hoàng Quốc Hải)

Sản phẩm đã xem